HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI RÁC HỮU CƠ VÀ VÔ CƠ

Rác hữu cơ là gì ?

Rác hữu cơ là những loại rác thải sinh học, có nguồn gốc từ tự nhiên, chúng thường dễ dàng phân hủy nhanh chóng, sau đó chuyển đổi thành phân bón hữu cơ.

Rác hữu cơ thường được sinh ra từ hoạt động hằng ngày của con người như sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chúng có nhiều loại, bao gồm:

  • Rác thải từ nông nghiệp như rơm, rạ.
  • Các thành phần ít hoặc không có giá trị sử dụng của cây như thân, cành, lá.
  • Phế thải từ hoạt động sản xuất các nhà máy sợi, nhà máy giấy.
  • Phế thải từ quá trình chế biến tinh bột.
  • Chất thải từ các nguyên liệu công nghiệp như vỏ lạc, vỏ cà phê, bã mía.
  • Rác thải thực phẩm, đồ ăn thừa hoặc hỏng gồm rau củ quả, trứng, thịt.
  • Rác từ hoạt động sinh hoạt như sợi vải, bông.

Sau khi thu gom, rác hữu cơ thường được chế biến thành phân bón để tái sử dụng trong nông nghiệp, giúp cải thiện chất lượng đất trồng, hỗ trợ cây trồng phát triển.

Rác vô cơ là gì?

Rác vô cơ là các loại rác khó phân hủy tự nhiên, không thể sử dụng lại và cũng không tái chế. Chúng có nguy cơ gây hại môi trường, sức khỏe con người.

Các loại rác vô cơ có thể kể đến như:

Các loại vỏ, đồ vật

  • Vỏ sò, vỏ trứng, vỏ ốc
  • Ly, chén, cốc, bình thủy tinh bị vỡ
  • Đồ cao su, hộp nhựa PVC, đế giày dép bằng cao su và nhựa từ dầu mỏ
  • Chai thủy tinh, vỏ lon nhôm, nút chai nhựa

Các vật liệu xây dựng, đồ gia dụng

  • Gỗ, đá, gạch, sành sứ
  • Gạch vỡ hoặc không còn giá trị sử dụng
  • Đèn bị cháy, lọ đất sét vỡ, đĩa vỡ (thủy tinh, đất sét, bột tala hoặc nhựa)

Các sản phẩm công nghiệp, sinh hoạt hàng ngày

  • Nilon, túi nhựa
  • Pin sạc và không sạc lại được
  • Mỹ phẩm hư hỏng, quần áo hỏng
  • Lốp xe đã qua sử dụng

Thiết bị điện tử, đồ nội thất

  • Điện thoại di động, tivi, đồ nội thất bị hỏng hoặc không sử dụng được
  • Băng đĩa nhạc, radio, đồ sắt

Chất thải công nghiệp

  • Nước thải công nghiệp, xỉ than

Những loại rác này sau khi thu gom thường được chuyển đến khu xử lý chôn lấp, nhưng cần rất nhiều thời gian để tiêu hủy hoàn toàn.

 

Cách phân loại rác

  • Rác tái chế: Gồm những loại rác thải vẫn có thể được tái sử dụng lại như: chai nhựa, vỏ hộp, túi nhựa, giấy báo,… Đây là loại rác thải tuy khó phân hủy nhưng vẫn có thể được dùng lại với mục đích phục vụ cho đời sống.
  • Rác hữu cơ: Những loại rác hữu cơ rất dễ dàng phân hủy, là phần bỏ đi của thực phẩm sau khi chế biến hoặc hư hỏng không thể sử dụng. Chúng thường được tận dụng làm phân xanh hoặc làm thức ăn cho động vật nuôi.
  • Rác vô cơ: Đây là loại rác hoàn toàn không tái chế được. Với những loại rác thải này, chỉ có cách chôn lấp hoặc đốt, gồm có các loại bao bì dùng để bọc bên ngoài thực phẩm, đồ chơi cũ, quần áo, xương động vật, giấy ăn, xỉ than, vỏ hến,…

Lưu ý khi phân loại

  1. Đối với các loại rác vô cơ, nên thực hiện làm sạch trước khi đặt vào thùng. Rác hữu cơ như thức ăn thừa nên vứt nước để tránh mùi hôi thối khó chịu gây ra.
  2. Tránh trộn lẫn giữa 2 loại rác với nhau để quá trình tái chế, xử lý hiệu quả.
  3. Sử dụng túi rác phân hủy sinh học cho rác hữu cơ để hỗ trợ phân hủy tự nhiên.
  4. Luôn kiểm tra ký hiệu trên mỗi thùng hoặc hướng dẫn để bỏ đúng loại rác vào.
  5. Hướng dẫn, thực hiện phân loại đúng cách tại nguồn, từ gia đình đến cộng đồng.
  6. Tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về ý thức phân loại rác.
  7. Đảm bảo rằng các loại rác đã được phân loại sẽ được xử lý đúng cách.
  8. Tuân thủ các quy định và luật pháp địa phương về quản lý và xử lý rác thải.

Phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ là một phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tạo môi trường sống lành mạnh cho mọi người. Để đạt được mục tiêu này, việc thực hiện phân loại đúng cách và tuân thủ nguyên tắc là rất quan trọng.