Đồ bảo hộ lao động phổ biến nhất hiện nay là quần áo bảo hộ, trong khi đó, giày bảo hộ chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Nhiều người lao động vẫn chưa biết cách sử dụng giày bảo hộ lao động đúng cách và cần thiết. Vậy giày bảo hộ lao động gồm những loại nào và có công dụng như thế nào? Hãy cùng Fabina tìm hiểu xem giày bảo hộ bảo vệ đôi chân của bạn như thế nào nhé!
Giày chống trơn trượt và bảo vệ chân khỏi bụi kim loại
1. Bảo vệ chân khỏi bụi kim loại
Giày bảo hộ này giúp bảo vệ đôi chân của chúng ta khỏi những hiểm họa xung quanh. Đối với người lao động, đặc biệt là với các ngành cơ khí hay công trình xây dựng, đôi giày càng không thể thiếu mỗi khi làm việc, giúp bảo vệ đôi chân mỏng manh khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn ở nơi làm việc như hóa chất độc hại, đặc biệt là hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất những nguy hiểm từ bụi kim loại, nhân tố độc hại làm tổn thương da và đường hô hấp khi tiếp xúc thường xuyên.
2. Bảo vệ vết thương hở
Hàng năm cả nước có đến hàng ngàn người lao động gặp phải những chấn thương ở chân mà nguyên nhân chính là không mang giày bảo hộ khi làm việc cũng như sử dụng giày không đúng cách hoặc sử dụng giày kém chất lượng.
Đôi chân là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, vật sắt nhọn đâm… tại nơi làm việc. Trong đó, trường hợp dẫm/đạp phải các vật sắc nhọn như sắt, thép, thiếc… rất phổ biến. Do đó, sử dụng giày bảo hộ lao động là vô cùng cần thiết để bảo vệ các vết thương hở tránh khỏi bụi bẩn, bụi kim loại và nhiễm trùng.
3. Chống thấm nước
Dù làm việc ở bất kỳ môi trường nào, thì người lao động cũng cần được bảo hộ để tránh những tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra. Chính vì thế những sản phẩm đồ bảo hộ lao động như: quần áo, kính, khẩu trang, găng tay, giày… là những vật cần được trang bị đầy đủ cho người lao động. Vừa đảm bảo an toàn vừa mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu, những chiếc giày bảo hộ chống thấm nước cũng như vậy. Với tính năng chống thấm nước cao, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người lao động vì đôi chân luôn được khô ráo, đặc biệt là vào mùa mưa.
4. Chống điện
Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2017 cả nước xảy ra 4.388 vụ tai nạn lao động làm 4.461 người bị nạn và làm chết 418 người. trong đó, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn là do ngã sau khi bị điện giật, đổ sập giàn giáo…
Nguy cơ về điện luôn rình rập, để giảm nguy cơ tai nạn, giày bảo hộ cách điện là lựa chọn hàng đầu. Giày bảo hộ lao động cách điện bảo vệ người lao động trước những rủi ro về điện tại nơi làm việc. Giày bảo hộ cách điện giúp ngăn chặn tác hại của dòng điện vào cơ thể nhờ vào những thiết kế đặc biệt.
Một mẫu giày bảo hộ lao động có xuất xứ Hàn Quốc
5. Chống trượt
Khi làm việc tại các công trường xây dựng, công trường khai thác hầm mỏ, nhà xưởng có điều kiện ẩm ướt… thì mỗi người lao động cần trang bị cho mình một đôi giày bảo hộ lao động chất lượng với tính năng chống trơn trượt và chống nước. Bởi khi làm việc trong điều kiện ẩm ướt, sẽ dễ bị trơn trượt và nước ăn chân. Trang bị giày chống trượt để tránh bị ngã, nguyên nhân của các vụ gãy tay, chân và chấn thương đầu để lại những di chứng không đáng có cho người lao động.
6. Giữ thăng bằng
Tại những nơi có điều kiện làm việc đặc thù như công trường xây dựng, khai thác dầu khí, mỏ than… công nhân luôn phải làm việc ở trên cao thì việc giữ thăng bằng là vô cùng quan trọng. Ngoài những kỹ thuật thì bạn cần trang bị cho mình một đôi giày bảo hộcó khả năng giúp bạn giữ thăng bằng tốt nhất.
Lót giày giúp giữ thăng bằng. Vì vậy khi chọn giày, nên chọn loại lót giày làm từ chất liệu êm ái, hút ẩm tốt, đặc biệt là phải vừa vặn với kích cỡ chân của bạn.
7. Chống bỏng
Bỏng do hóa chất, lửa hay điện có thể xảy ra tại nơi làm việc. Bên cạnh việc tự ý cảnh giác và bảo vệ mình trước những hiểm họa gây bỏng, người lao động cần trang bị cho mình những trang phục bảo hộ lao động. Giày bảo hộ lao động làm từ chất liệu bền chắc có thể giúp bạn tránh khỏi những vết bỏng từ hóa chất bắn trúng, kim loại nóng chảy, chập điện và rất nhiều hiểm họa khác có thể làm tổn thương cho đôi chân.
8. Bảo vệ chân khỏi thời tiết khắc nghiệt
Có thể nói, những chiếc giày bảo hộ lao động ra đời đầu tiên là nhằm mục đích che chắc và bảo vệ đôi chân khỏi sự lạnh giá, cái nóng và những vật sắc nhọn. Về sau, những chiếc giày bảo hộ được bổ sung thêm các tính năng khác như cách điện, chống tính điện, chống thấm, chống trượt…
Trên cơ bản, đôi chân là một trong những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và cần bảo vệ trước thời tiết khắc nghiệt. Thời tiết lạnh khiến các mạch máu dưới da co lại, máu lưu thông chậm hơn. Chỉ cần bàn chân bị bệnh, bị nhiễm lạnh, các cơ quan nội tạng liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Quan trọng là thế, nhưng chân lại là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với mặt đất lạnh lẽo hoặc nóng rát. Đôi chân bị nhiễm lạnh dẫn đến một số bệnh như: viêm khớp cấp chân, thấp khớp cấp, cước chân…
Như vậy, đôi chân là bộ phận vô cùng quan trọng mà người công nhân cần bảo vệ khi làm việc trong những điều kiện đặc biệt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu và chọn được đôi giày bảo hộ đảm bảo an toàn cho đôi chân của mình.
Bài viết liên quan: